Chân dung ‘t.ội đ.ồ’ khiến ĐT Việt Nam trở thành đội bóng đầu tiên bị loại khỏi Asian Cup: Báo từ thời thầy Park cho đến HLV Troussier, không hiểu sao vẫn được gọi lên tuyển

Chân dung ‘t.ội đ.ồ’ khiến ĐT Việt Nam trở thành đội bóng đầu tiên bị loại khỏi Asian Cup: Báo từ thời thầy Park cho đến HLV Troussier, không hiểu sao vẫn được gọi lên tuyển

Từ thời HLV Park Hang seo cho đến Troussier, Thanh Bình luôn thi đấu tệ và khiến đội nhà gặp bất lợi.

 

Trung vệ Thanh Bình thất vọng sau trận Việt Nam thua Indonesia 0-1 ở lượt hai bảng D Asian Cup 2023 trên sân Bin Khalifa, Doha, Qatar ngày 19/1. Ảnh: Lâm Thỏa

Trung vệ Thanh Bình thất vọng sau trận Việt Nam thua Indonesia 0-1 ở lượt hai bảng D Asian Cup 2023 trên sân Bin Khalifa, Doha, Qatar ngày 19/1. Ảnh: Lâm Thỏa

– Với tư cách là cựu trung vệ từng thi đấu nhiều năm ở môi trường đỉnh cao của bóng đá Việt Nam, ông đánh giá thế nào về tình huống kéo áo của trung vệ Nguyễn Thanh Bình với Rafael Struick, dẫn đến quả phạt đền cho Indonesia ghi bàn duy nhất ở lượt hai bảng D tối 19/1?

– Không cần tôi phân tích, cả thế giới cũng cảm thấy Thanh Bình quá dại dột. Tôi vốn không thích phê phán cầu thủ, thậm chí còn nhiều lần bênh vực họ. Điển hình như Đỗ Duy Mạnh hay Đoàn Văn Hậu trước đây. Sau những tình huống phạm lỗi hay chơi xấu, tôi đều nhắn tin nhắc nhở, chỉ bảo.

Thanh Bình từng mắc lỗi tai hại ở vòng loại World Cup 2022 – khu vực châu Á, nhưng sau đó cậu ấy đã tiến bộ về chuyên môn, có ý chí phấn đấu. Tuy nhiên, lần này Thanh Bình lại dại dột trong một tích tắc. Cậu ấy, cũng như nhiều cầu thủ Việt Nam, cần nhớ rằng bóng đá bây giờ có VAR, khi ra sân phải ghim vào đầu mình rằng mọi tình huống xấu chơi đều bị soi xét. Thanh Bình phạm lỗi như thế thì không ai cứu nổi.

– Trước Thanh Bình, các cầu thủ Việt Nam cũng nhiều lần mắc sai sót khó hiểu kiểu như vậy ở các đấu trường cấp châu lục. Theo ông, nguyên nhân do đâu?

– Có lẽ, họ quá quen với môi trường V-League, khi các pha phạm lỗi kiểu như thế ít khi bị thổi phạt để rồi ra đấu trường lớn cứ thế thực hiện. Đó là một tác hại lớn từ V-League. Lý do một phần vì các nhà quản lý bóng đá, các ông bầu quá quyền lực, dung túng cho cầu thủ. Vài đội bóng có sức ảnh hưởng đến mức cầu thủ của họ chơi xấu nhưng trọng tài không dám phạt. Cầu thủ vì vậy cứ đá láo, đá xấu rồi hư, nhờn và dùng tiểu xảo như một thói quen.

– Nhưng rõ ràng, trong bóng đá nói riêng và những môn thể thao có tính đối kháng nói chung không thể bỏ tuyệt đối tiểu xảo?

– Tôi trước đây là trung vệ, trải qua nhiều năm chơi cho Thể Công, HAGL hay đội tuyển quốc gia, nên tôi hiểu việc này. Cũng phải thừa nhận rằng tôi dùng tiểu xảo rất nhiều, nhưng phải biết cách để không ai biết mà xử phạt. Cả sự nghiệp, tôi chỉ nhận đúng hai thẻ vàng, đó là một lần ngăn cầu thủ đối diện một chọi một và một lần vì câu giờ. Còn lại, tôi dùng tiểu xảo nhưng không ai biết để xử phạt, như thế thì nên dùng. Chứ bây giờ, khi cầu thủ Việt Nam dùng tiểu xảo, khán giả còn biết chứ huống gì trọng tài và VAR.

Những trung vệ Việt Nam bây giờ thiếu nhiều yếu tố lắm. Quế Ngọc Hải, Đỗ Duy Mạnh được đào tạo bài bản nhưng còn thiếu sự tinh quái. Ngày xưa, chúng tôi đá bóng trên sân, lỡ hỏng quả nào về nhà cảm thấy xấu hổ và lần sau phải tập đi tập lại để chữa ngượng. Phải như vậy mới tạo được cho mình kinh nghiệm dày dặn, sự lỳ đòn và bản lĩnh vững vàng trước mọi đối thủ.

Nguyễn Mạnh Dũng là trung vệ nổi tiếng của Việt Nam, từng khoác áo Thể Công, HAGL và nhiều năm ở đội tuyển.

Nguyễn Mạnh Dũng là trung vệ nổi tiếng của Việt Nam, từng khoác áo Thể Công, HAGL và nhiều năm ở đội tuyển.

– Theo ông, nếu không có quả phạt đền kể trên, liệu cục diện trận đấu giữa Việt Nam và Indonesia có thể thay đổi?

– Không phải có kết quả rồi tôi mới nói, mà sau khoảng 10 phút đầu tiên, tôi đã rất lo và nghĩ trận này Việt Nam chỉ từ hòa đến thua. Vì tôi thấy Indonesia quá tiến bộ. Họ tiến bộ không chỉ nhờ cầu thủ nhập tịch. Rõ ràng, họ chọn cầu thủ nhập tịch nhưng không phải cho đủ quân số mà chọn những nhân tố phù hợp cho lối chơi mà HLV Shin Tae-young xây dựng.

Bóng đá Việt Nam và Indonesia rất nhiều duyên nợ. Trước đây, mỗi khi gặp nhau, Indonesia thường chọn lối chơi áp đặt, thô bạo để kìm hãm lối đá kỹ thuật của Việt Nam. Nhưng vài năm trở lại đây, họ đã thay đổi tư duy chơi bóng. Họ không còn chơi kiểu đấu võ nữa mà lại thể hiện lối đá uyển chuyển, tinh quái để phát huy hiệu quả. Ngược lại, Việt Nam thiếu đi sự tỉnh táo, xử lý thiếu chính xác. Nói thật, không thua Indonesia lúc này, chúng ta cũng sớm thua ở lúc khác thôi vì họ đã tiến bộ rất nhiều. Nhìn chung, trận này Indonesia chơi quá tốt và xứng đáng chiến thắng, thậm chí thắng đậm nếu kết thúc sắc bén hơn.

– Việt Nam sớm bị loại, nhưng theo ông, HLV Philippe Troussier thu được gì sau giải đấu lần này?

– Tôi thấy rất nhiều người phê phán Troussier vì không triệu tập những cầu thủ quen mặt, tên tuổi. Thậm chí triệu tập họ lên cũng chỉ để cổ vũ cho đàn em. Nhưng phê phán như vậy là sai. Bởi có những cầu thủ cũ, với cả tá danh hiệu và tên tuổi, luôn thể hiện tinh thần hời hợt khi lên tuyển. Như vậy HLV nào chấp nhận được.

Quan điểm của HLV là chọn cầu thủ theo phong độ. Tức là bạn phải tận tâm, chăm chỉ trong các buổi tập. Tất nhiên, cũng có một số đội tuyển thế giới ngoại lệ cho cầu thủ nhưng họ là ngôi sao thượng đẳng nên không cần tập nhiều.

Còn với cầu thủ Việt Nam, phải có một tinh thần tập thể cao, sự chuyên cần thì HLV sẽ chọn. Troussier cũng là một người làm thuê, ông ấy cũng muốn chọn quân cờ tốt nhất để đá có thành tích chứ. Không ai chọn cầu thủ không tốt, không phong độ sẽ ảnh hưởng đến chiếc ghế của họ. Do đó, tôi nghĩ ông ấy đã đúng với cách chọn cầu thủ và xây dựng triết lý bóng đá hợp với con người hiện tại. Các cầu thủ trẻ có tiến bộ, tư duy chơi bóng thay đổi. Tôi thấy ở các cầu thủ mới có sự khát khao, năng nổ và tinh thần tốt. Do đó, những giải đấu như thế này sẽ bồi đắp thêm kinh nghiệm để họ tránh phạm những lỗi không đáng có như vừa qua.

Bình luận Facebook